Khi thiết kế nhà ở, các kiến trúc sư thường chú trọng đến tính công năng, tính tiện ích, tính thực dụng kinh tế và tính thẩm mỹ.
Tuy nhiên, theo các nhà phong thuỷ, nguyên lý âm dương, ngũ hành cần được đặt lên hàng đầu khi xây dựng nhà ở. Trong khi đó, chủ nhà muốn căn nhà của mình đáp ứng được tối đa yêu cầu của cả hai. Thực tế này đòi hỏi kiến trúc sư phải hiểu phong thủy hoặc phối hợp chặt chẽ với nhà phong thủy ngay từ khi bắt tay vào thiết kế.
Bài 1: Cầu thang là nơi dẫn khí
Cầu thang là phương tiện giao thông theo chiều đứng, dùng để lên xuống các tầng trong nhà. Tuỳ bố cục mặt bằng mà kiến trúc sư sẽ thiết kế cầu thang ở vị trí nào, bằng chất liệu gì, hình dáng ra sao, kích thước thế nào. Theo đó, cầu thang có thể bằng bê tông cốt thép, bằng kim loại hay bằng gỗ, thậm chí bằng kính cường lực, với hình dạng chữ L, chữ Y, chữ U, hình vòng cung hay xoáy trôn ốc, chiều rộng thân cầu thang từ 90 - 120 cm, độ dốc từ 30 - 35 độ, mỗi đợt thang không quá 16 bậc, chiều cao mỗi bậc từ 16 - 18 cm, mặt bậc sâu từ 25 - 28 cm, tay vịn cao khoảng 90 cm…, chủ yếu nhằm đảm bảo tính an toàn và tính thẩm mỹ.
Tuy nhiên, theo các nhà phong thuỷ, cầu thang là xương sống của ngôi nhà, là nơi lưu chuyển của khí, không chỉ là không khí, mà còn là năng lượng sống, giữa các tầng. Vì thế, điểm khởi đầu của cầu thang, từ 1 - 3 bậc đầu tiên, gọi là động khẩu, cần được đặt ở vị trí có khí tốt. Động khẩu giống như cửa chính, là nơi tiếp thu khí, sau đó phần còn lại của cầu thang (gọi là lai mạch) sẽ dẫn khí đó lên các tầng. Động khẩu được đặt tại vị trí tốt thì các tầng trên được tốt và ngược lại. Do đó, chủ nhà có mệnh quái là Khảm, Ly, Chấn, Tốn, thì động khẩu cần được đặt tại một trong các phương: Đông, Đông Nam, Nam, Bắc; còn chủ nhà có mệnh quái là Càn, Khôn, Cấn, Đoài thì động khẩu cần được đặt tại phương Tây, Tây Nam, Tây Bắc hoặc Đông Bắc.
Bài 1: Cầu thang là nơi dẫn khí
Cầu thang là phương tiện giao thông theo chiều đứng, dùng để lên xuống các tầng trong nhà. Tuỳ bố cục mặt bằng mà kiến trúc sư sẽ thiết kế cầu thang ở vị trí nào, bằng chất liệu gì, hình dáng ra sao, kích thước thế nào. Theo đó, cầu thang có thể bằng bê tông cốt thép, bằng kim loại hay bằng gỗ, thậm chí bằng kính cường lực, với hình dạng chữ L, chữ Y, chữ U, hình vòng cung hay xoáy trôn ốc, chiều rộng thân cầu thang từ 90 - 120 cm, độ dốc từ 30 - 35 độ, mỗi đợt thang không quá 16 bậc, chiều cao mỗi bậc từ 16 - 18 cm, mặt bậc sâu từ 25 - 28 cm, tay vịn cao khoảng 90 cm…, chủ yếu nhằm đảm bảo tính an toàn và tính thẩm mỹ.
Tuy nhiên, theo các nhà phong thuỷ, cầu thang là xương sống của ngôi nhà, là nơi lưu chuyển của khí, không chỉ là không khí, mà còn là năng lượng sống, giữa các tầng. Vì thế, điểm khởi đầu của cầu thang, từ 1 - 3 bậc đầu tiên, gọi là động khẩu, cần được đặt ở vị trí có khí tốt. Động khẩu giống như cửa chính, là nơi tiếp thu khí, sau đó phần còn lại của cầu thang (gọi là lai mạch) sẽ dẫn khí đó lên các tầng. Động khẩu được đặt tại vị trí tốt thì các tầng trên được tốt và ngược lại. Do đó, chủ nhà có mệnh quái là Khảm, Ly, Chấn, Tốn, thì động khẩu cần được đặt tại một trong các phương: Đông, Đông Nam, Nam, Bắc; còn chủ nhà có mệnh quái là Càn, Khôn, Cấn, Đoài thì động khẩu cần được đặt tại phương Tây, Tây Nam, Tây Bắc hoặc Đông Bắc.
Động khẩu cũng cần thiết kế hướng về một trong bốn hướng tốt theo mệnh quái của chủ nhà. Hướng của động khẩu là hướng ngược lại khi đứng đối diện với động khẩu.
Vị trí và hướng nêu trên là nguyên tắc quan trọng hàng đầu khi thiết kế cầu thang theo phong thuỷ phái Bát trạch. Tuy nhiên, nếu cầu thang đối xung với cửa chính thì nên chọn hướng khác, hoặc chuyển hướng của chân cầu thang, hoặc thiết kế huyền quan, bình phong che chắn, vì cấu tạo của cầu thang là từng bậc, từng bậc, nên khí từ cửa chính vào nhà gặp ngay cầu thang sẽ bị “đứt đoạn”, luồng khí bị rối loạn. Mặt khác, dù cầu thang đối diện với cửa chính sẽ nhận được nhiều năng lượng, nhưng sự suy thoái cũng lớn, tài khí và phúc khí trong nhà có thể theo cầu thang mà trôi ra ngoài.
Ngoài ra, không nên thiết kế cầu thang ở phía sau nhà, vì khí trong nhà đi từ ngoài vào và thoái ở phía sau, khí đi lên cầu thang sẽ yếu. Cầu thang cũng không nên thiết kế giữa nhà, vì khu vực này có tính Thổ, sẽ bị tính Mộc của cầu thang khắc chế. Trong khi đó, giữa nhà là điểm ngưng tụ của khí, cũng là nơi tôn quý nhất của ngôi nhà, nếu đặt cầu thang ở giữa nhà sẽ có thế “dấy binh đoạt chủ” và mọi người lên xuống ở trung tâm, tạo ra không gian huyên náo, bất ổn. Cầu thang giữa nhà còn khiến ngôi nhà bị chia cắt làm hai, có thể mang đến các loại mâu thuẫn trong gia đình. Đáng chú ý, cầu thang giữa nhà có hình xoắn ốc sẽ rất nguy hiểm, vì nó giống như một mũi khoan xuyên thẳng vào tim ngôi nhà.
Nên thiết kế cầu thang dựa vào tường nhà bên trái (nhìn từ trong ra), vì cầu thang giống hình dáng của rồng, thích hợp đặt tại vị trí rồng xanh (Thanh long) này. Đặc biệt, khi cửa chính đặt ở giữa hoặc bên phải, khí từ cửa chính vận động theo chiều ngược kim đồng hồ, cầu thang bên trái sẽ tiếp đón luồng khí này thuận lợi hơn.
Lưu ý, cầu thang phải thông thoáng, sáng sủa, để năng lượng được mạnh mẽ, tươi mới và vị trí bắt đầu cũng như kết thúc của cầu thang ở mỗi tầng không nên đối diện với bếp, vì khí từ cầu thang xộc vào bếp sẽ tạo thành hung sát, đồng thời làm khí của cầu thang bị hao tán; đối diện với nhà vệ sinh thì càng phải tránh.
Để khí không bị thất thoát, bậc cầu thang không nên thiết kế dạng hở. Số bậc cầu thang của mỗi tầng cũng cần lựa chọn sao cho rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “sinh - lão - bệnh - tử”, tức 4n+1, hoặc 2n+1 để khi bước chân thuận lên bậc đầu tiên thì sau khi kết thúc hành trình lại được dùng chân thuận bước lên bậc cuối cùng. Tuy nhiên, nên kết hợp hoặc ưu tiên cách tính số bậc cầu thang theo vòng Trường sinh, tức 12 sao thể hiện quy luật sinh tồn và phát triển của vạn vật.
(Theo ĐTCK)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét